Graduate School of Environmental and Life Science | Okayama University

MENU

Lịch sử

Vào tháng Ba năm 2000, trường Đại học Okayama đã ban hành Khái niệm Đại học Okayama thế kỷ 21, xác định khái niệm chính trong cải cách Đại học, và khẩu hiệu toàn diện cho các hoạt động học thuật, đó là "cộng sinh hài hòa giữa con người và tự nhiên". Để thực hiện khái niệm này, những cải cách mạnh mẽ đã được thực hiện với mục tiêu là chuyển đổi trường Đại học Okayama trở thành một cơ sở học thuật toàn diện tập trung vào giáo dục và nghiên cứu sau đại học, dựa trên cơ cấu cơ bản của trường là 11 bộ môn, một trung tâm nghiên cứu trực thuộc, một cơ sở sử dụng chung trên phạm vi toàn quốc và một bệnh viện tổng hợp.

Tổ chức sau đại học mới của chúng tôi bao gồm: Trường Sau Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn với các ngành ở cấp đại học là Ngành Văn học, Ngành Giáo dục, Ngành Luật và Ngành Kinh tế; Trường Sau Đại học Khoa học Y khoa, Nha khoa và Dược khoa với các trường ở cấp đại học là Trường Y, Trường Nha, và Ngành Dược khoa; và Trường Sau Đại học Khoa học Tự nhiên và Công nghệ với các bộ môn ở cấp đại học là Bộ môn Khoa học, Bộ môn Kỹ thuật, Bộ môn Khoa học Môi trường và Công nghệ, và Bộ môn Nông nghiệp, cũng như Viện Khoa học Thực vật và Tài nguyên và Viện Nghiên cứu Nội Trái đất.

Trong năm học 2003, một dự án nghiên cứu của trường Đại học Okyama, "Chiến lược Quản lý Chất thải Rắn cho Xã hội Bền vững", được dẫn đầu bởi các thành viên của Bộ môn Khoa học Môi trường và Công nghệ và bao gồm các thành viên của các Bộ môn Kỹ thuật, Y khoa, Kinh tế và Luật, đã được Bộ Giáo dục, Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Công nghệ chọn là một trong những Chương trình COE Thế kỷ 21. Sự chỉ định này được xem là một ví dụ về việc hiện thực hóa khẩu hiệu toàn diện cho các hoạt động học thuật của Đại học Okayama, "cộng sinh hài hòa giữa con người và tự nhiên". Với tư cách là thành viên hợp tác, các chuyên gia nông nghiệp cũng tham gia dự án nghiên cứu, biến dự án thành một diễn đàn liên ngành nhằm hướng tới thực hiện một xã hội định hướng tái chế và hình thành nên cơ sở nghiên cứu quản lý chất thải chính thức. Sự phát triển mới này đã làm nảy sinh ý tưởng thành lập một trường sau đại học về khoa học môi trường tích hợp ngang ba Trường Sau Đại học đã được đề cập ở trên, với quan điểm là tổ chức sau đại học phải đủ linh hoạt và năng động để đáp ứng các yêu cầu của thời đại một cách thích hợp. Do đó, vào ngày 1 tháng 4 năm 2005, Trường Sau Đại học Khoa học Môi trường đã được thành lập ở Đại học Okayama.

Ban đầu, Trường Sau Đại học Khoa học Môi trường có chức năng như một trung tâm giáo dục và nghiên cứu quốc tế, chủ yếu cho khu vực Châu Á- Thái Bình Dương, trong khi đào tạo các nhà nghiên cứu và nguồn nhân lực Khoa học Môi trường với kiến thức và kĩ năng chuyên môn cao, đáp ứng kỳ vọng của xã hội.

Mặt khác, Ngành Sinh học của Trường Sau Đại học Khoa học Tự nhiên và Công nghệ ban đầu bao gồm giáo viên trong các lĩnh vực sinh học cơ bản, kỹ thuật sinh học và khoa học sản xuất nông nghiệp. Giáo viên trong các lĩnh vực kỹ thuật sinh học và sinh học cơ bản cùng nhau thúc đẩy sự phát triển của công nghệ sinh học, mục tiêu chính của Ngành là áp dụng công nghệ sinh học đã phát triển đó vào sản xuất nông nghiệp. Những năm tiếp theo đã chứng kiến sự gia tăng nhanh chóng của sự phát triển công nghệ sinh học, cho đến ngày nay nhu cầu thúc đẩy nghiên cứu và phát triển ngày càng tăng để tìm kiếm các ứng dụng tốt hơn, rộng hơn của các công nghệ đó. Vào tháng Tư năm 2012, chúng tôi đáp ứng nhu cầu này bằng cách tái cơ cấu Trường Sau Đại học Khoa học Môi trường vào Trường Sau Đại học Khoa học Môi trường và Đời sống, tích hợp các khoa liên quan đến nông nghiệp trước đây thuộc Ngành Sinh học của Trường Sau Đại học Khoa học Tự nhiên và Công nghệ để đảm bảo sự hợp tác với các bộ môn liên quan đến môi trường. Nhiệm vụ của Trường Sau Đại học Khoa học Môi trường và Đời sống mới được thành lập là nghiên cứu và phát triển các công nghệ sản xuất nông nghiệp, song song với việc giám sát và quản lý môi trường sản xuất.

Việc tái cơ cấu này đã cho phép chúng tôi nâng cao giáo dục và nghiên cứu tập trung vào sản xuất thực phẩm bền vững, nền tảng bền vững cho sự tồn tại của con người, cũng như giáo dục và nghiên cứu trước đây được Trường Sau Đại học Khoa học Môi trường theo đuổi, hướng đến thực hiện xã hội định hướng tái chế. Thông qua những nỗ lực này, Trường Sau Đại học Khoa học Môi trường và Đời sống cam kết thiết lập một khung học thuật mới xác định các vấn đề môi trường và thực phẩm là những thách thức cấp quốc gia và toàn cầu.